Người Lemuria cao trung bình 3m. Da của họ biến đổi từ màu xanh lá cây sang màu xanh da trời tùy thuộc vào mùa trong năm. Khuôn mặt của họ nổi bật với đôi mắt to, 2 mí mắt phía trên và dưới chuyển động giống cánh cửa thang máy khi nhắm hoặc mở mắt. Người Lemuria không thở bằng phổi mà hô hấp qua da. Đây là những miêu tả chi tiết về con người từng sống trong nền văn minh Mu hay Lemuria - nền văn minh cổ xưa nhất mà con người ngày nay còn biết đến.
Lemuria theo bằng chứng khoa học con tàu JOIDES Resolution phát hiện Xuất xứ khái niệm Lemuria Từ Lemuria lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1864 trong tác phẩm “Những động vật có vú ở Madagasca” của nhà địa chất học người Anh Philip Sclater. Nhà khoa học này khẳng định Madagasca và Ấn Độ ngày nay là phần còn lại của một đại lục địa đã biến mất có tên gọi Lemuria.
Trong khi đó, nhà khảo cổ học người Anh Augustus Le Plongeon sau khi nghiên cứu các văn tự cổ của người Maya ở miền Bắc Yucatan đã tuyên bố người Maya có nhắc đến xuất xứ của mình trong các văn tự cổ đó. Cụ thể, người Maya cho rằng họ là hậu duệ của người Atlantis, người Ai Cập cổ đại và một dân tộc có tên là Mu nào đó.
Sau đó xuất hiện rất nhiều giả thuyết khác nhau về một lục địa Lemuria đã chìm sâu dưới đáy đại dương, nơi sinh sống của dân tộc có tên gọi là Mu. Một số giả thuyết cho rằng Lemuria là một quốc gia đạt đến đỉnh cao của văn minh và thịnh vượng vào thế kỷ XIV trước công nguyên. Tuy nhiên, nhiều giả thuyết khẳng định Lemuria là một đất nước duy nhất với ngôn ngữ riêng phát triển rực rỡ và ra đời khoảng 78.000 cho đến 20.000 năm trước đây.
Vị trí địa lý đại lục địa Lemuria Đại lục địa Lemuria được cho là nơi hình thành và phát triển nền văn minh cổ xưa nhất của loài người. Nhưng cho đến nay, các quan điểm khoa học vẫn không thể thống nhất về phạm vi cũng như vị trí địa lý của Lemuria. Thậm chí nhiều nhà khoa học còn bác bỏ sự tồn tại của đại lục địa này trong quá khứ.
Ví trí của Lemuria có thể ở đây
Tuy nhiên, có một số luận chứng cho thấy Lemuria từng tồn tại trải dài 8.000 km từ Bắc xuống Nam và rộng 5.000 km từ Đông sang Tây.
Điều đó có nghĩa, Lemuria trải dài từ Ấn Độ đến đại lục Australia. Một trong những luận cứ chứng minh cho sự tồn tại của Lemuria chính là việc tồn tại của những loài động-thực vật giống nhau chỉ tìm thấy ở cực Nam của các đại lục. Điều đó chứng tỏ phải tồn tại một chiếc “cầu nối” giữa các đại lục ngày nay, mà theo các nhà khoa học đó là Lemuria.
Ngoài ra, có một số giả thuyết khác cho rằng Lemuria là một lục địa đã bị chìm sâu dưới Thái Bình Dương ngày nay, trong phạm vi từ phía Nam Nhật Bản kéo xuống phía Bắc đại lục Australia. Đảo Phục Sinh (có tọa độ 26N110T) chính là phần cao nhất và còn lại của Lemuria. Con người Lemuria Hiện chưa có bằng chứng khảo cổ nào về người Lemuria được tìm thấy. Tuy nhiên, theo nhiều giả thuyết bắt nguồn từ việc dịch các văn tự cổ của nhiều nền văn minh đã diệt vong, một số nét cơ bản về con người và văn hóa Lemuria được phác thảo.
Người Lemuria được cho là đã đạt đến trình độ cao của khoa học kỹ thuật. Họ ở trong những ngôi nhà có mái che trong suốt. Ngoài ra, người Lemuria còn có những khả năng kiểm soát năng lượng mặt trời, sóng siêu âm, năng lượng tinh thể. Họ sống hòa đồng với thiên nhiên và tôn trọng thiên nhiên.
Một số nhà khoa học cho rằng dân số Lemuria lúc bấy giờ vào khoảng 65 triệu người. Họ phải học 21 năm đầu đời để nắm được các quy Luật vũ trụ và đến năm 28 tuổi mới được coi là đã trưởng thành.
Trong số các tập tục của người Lemuria, tập tục thử thách trước hôn nhân là nổi bật nhất, thể hiện đậm nét sự hòa đồng với thiên nhiên của họ.
Những người yêu nhau, muốn kết hôn phải trải qua sự thử thách khắc nghiệt. Họ phải hiến dâng sự dũng cảm cho thần thánh. Sau đó phải trút bỏ tất cả quần áo trên người và vào rừng để sinh sống. Họ phải học cách xây dựng nhà cửa, may quần áo từ các chất liệu tự nhiên, tìm kiếm thức ăn. Sau 28 ngày thử thách, nếu giữa hai người không xảy ra xích mích thì họ sẽ được trả lại lòng dũng cảm và được công nhận đã thành vợ thành chồng.
Tuy không có bằng chứng về người Lemuria, nhưng nhiều người tin rằng họ vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Một số giả thuyết thần bí còn thêu dệt người Lemuria hiện vẫn sống sâu dưới lòng đất và chỉ lên mặt đất vào một thời điểm thích hợp. Thịnh vượng và diệt vong Sau khi đạt đến trình độ phát triển cực thịnh, nền văn minh Lemuria đã biến mất một cách bí ẩn. Hiện có nhiều giả thuyết về sự diệt vong của Lemuria. Một số giả thuyết cho rằng Lemuria tồn tại cùng thời với nền văn minh Atlantis. Hai nền văn minh đã có sự giao lưu với nhau. Tuy nhiên, chính những thí nghiệm khoa học được tiến hành tại Atlantis đã hủy diệt cả hai nền văn minh này.
Một giả thuyết khác được nhà khảo cổ học người Mỹ David Hatcher ủng hộ. Theo đó, Lemuria đã bị diệt vong sau một trận động đất kinh hoàng do sự thay đổi địa cực trên Trái đất cách nay 26.000 năm gây ra.
Sự thay đổi địa cực đã làm dịch chuyển trục Trái đất, tạo ra trận đại hồng thủy nhấn chìm toàn bộ nền văn minh Lemuria xuống đáy Ấn Độ Dương ngày nay. Như vậy, theo thuyết này Lemuria đã tồn tại và phát triển rực rỡ trong suốt 52.000 năm trươc khi vĩnh viễn nằm sâu dưới đáy đại dương.
Cho đến ngày nay, những gì con người biết về Lemuria là rất hạn chế, trong đó có không ít ý kiến trái ngược nhau. Tuy nhiên, những khám phá khoa học cũng đang hé lộ ít nhiều bằng chứng về sự tồn tại của Lemuria. Nhà khoa học người Tây Ban Nha từng tìm được một bản đồ khắc trên đá tại Peru giống như những mô tả về một Lemuria. Năm 1999, tàu nghiên cứu khoa học JOIDES Resolution đã phát hiện nằm sâu dưới đáy Ấn Độ Dương có những dấu vết về một lục địa đã bị nhấn chìm. Lục địa này bằng khoảng 1/3 lục địa Australia. Nhiều khả năng lục địa này đã từng nối liền Ấn Độ với Australia. Liệu đó có phải là Lemuria?